Blockchain Cơ Bản (p5) – Các Đặc Tính Quan Trọng Của Blockchain

biastek-key features of blockchain

Các đặc tính riêng của công nghệ Blockchain đang được rất nhiều người xem xét để có thể ứng dụng và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin. Trong loạt bài viết về Blockchain cơ bản, Humichau.com giới thiệu 5 đặc tính quan trọng nhất của blockchain. Việc xem xét các ứng dụng thực tế có nên áp dụng công nghệ blockchain hay không, các nhà phát triển cần tham chiếu đến các đặc tính này để tạo ra các ứng dụng phù hợp với từng bài toán cụ thể.

  1. Phân tán (Distributed)
    Ý tưởng của Blockchain là tránh việc tập trung dữ liệu và quyền kiểm soát trong một số ít cá nhân hay tổ chức, đồng thời loại bỏ bên trung gian trong quá trình xác thực các giao dịch. Đó đó blockchain được xây xựng trên hệ thống phi tập trung, nghĩa là dữ liệu sẽ được lưu trữ trên tất các cá node (Shared Ledger). Đồng thời tất các các node tham gia đều có quyền xác thực các giao dịch, việc xác thực các giao dịch như thế nào còn tùy thuộc vào từng giải thuật đồng thuận cụ thể.
  2. Đồng thuận (consensus)
    Tất cả các giao dịch phải được sự đồng thuận của cộng đồng tham gia hệ thống blockchain. Hiện tại có rất nhiều giải thuật đồng thuận như: PoW, PoA, PoS, DPoS, PoA, dBFT.
  3. Tính minh bạch nguồn gốc (provenance)
    Trong hệ thống Bitcoin, tất cả những người tham gia sẽ biết tài sản đến từ đâu và quyền sở hữu được thay đổi như thế nào. Đặc tính này được áp dụng rất hiệu quả vào các giải pháp truy xuất nguồn gốc (Traceability Solution)
  4. Tính bất biến (Immutability)
    Tính bất biến là một trong những đặc tính quan trong làm cho hệ thống Blockchain trở thành hệ thống có độ tin tưởng cao (trust system). Không ai có thể thay đổi dữ liệu giao dịch sau khi dữ liệu này đã được ghi vào sổ cái. Khi có một node cố tình thay đổi dữ liệu thì tất cả các node còn lại sẽ phát hiện việc thay đổi này. Cuối cùng việc thay đổi này sẽ bị từ chối để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu.
  5. Tính bảo mật (Sercurity)
    Tất cả dữ liệu được lưu trữ trên hệ thống phân tán của mạng ngang hàng (peer-to-peer) và được đồng bộ với nhau. Do đó không một ai có thể chiếm quyền kiểm soát của hệ thống trừ khi chiếm được hơn 51% số lượng các peer. Trong thực tế với số lượng peer rất lớn một người hay tổ chức rất khó có thể chiếm hơn 51% số lượng các peer

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *